Cấu tạo xe lăn điện cao cấp cho người già, người khuyết tật
Xe lăn điện là thiết bị y tế hỗ trợ việc di chuyển cho người già và người khuyết tật di chuyển dễ dàng hơn. Để chọn được mẫu xe phù hợp, người chăm sóc cần hiểu rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động. Điều này sẽ giúp họ sử dụng xe an toàn, hiệu quả và hỗ trợ xử lý nhanh các sự cố bất ngờ, như mất kiểm soát hoặc trục trặc kỹ thuật. Trong bài viết dưới đây, cùng Ánh Dương Futune tìm hiểu chi tiết cấu tạo xe lăn điện.
Xe lăn điện là gì?
Xe lăn điện là một thiết bị hỗ trợ di chuyển dành cho người gặp khó khăn khi di chuyển. Xe được thiết kế với ghế ngồi gắn bánh xe và tích hợp động cơ điện. Hệ thống động cơ này kết nối với cần điều khiển hoặc tay lái, giúp người dùng dễ dàng vận hành mà không cần dùng sức như xe lăn tay truyền thống.

Điểm khác biệt lớn giữa xe lăn điện và xe lăn tay là ở cơ chế vận hành. Trong khi xe lăn tay yêu cầu người dùng phải tự đẩy hoặc lăn bánh bằng tay, thì xe lăn điện có động cơ gắn ở hai bánh sau, giúp di chuyển linh hoạt chỉ với thao tác trên cần điều khiển. Xe có thể tiến, lùi hoặc xoay chuyển dễ dàng, mang lại sự chủ động tối đa cho người sử dụng. Sự xuất hiện của xe lăn điện đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ người bệnh, người bị tai biến có thể di chuyển thuận tiện hơn.
Cấu tạo cơ bản của xe lăn điện
Xe lăn điện là một phương tiện hỗ trợ di chuyển tích hợp động cơ điện và hệ thống điều hướng, giúp người dùng dễ dàng vận hành mà không cần dùng sức như xe lăn tay. Hệ thống truyền động của xe lăn điện bao gồm các bộ phận chính như: bộ chuyển đổi năng lượng, động cơ, bộ giảm tốc, bộ điều khiển và bộ lưu trữ năng lượng (pin). Về cơ bản, xe lăn điện có cấu tạo tương tự như xe lăn cơ học nhưng được bổ sung động cơ pin để hỗ trợ di chuyển.
Các bộ phận cơ bản
Các phụ tùng xe lăn điện cơ bản cấu tạo nên xe lăn:
- Chỗ ngồi: Độ rộng không quá chật hoặc quá rộng để đảm bảo tư thế vững. Độ sâu nên ngắn hơn chân ngồi khoảng 3cm để tránh chèn ép khoeo chân.
- Chỗ tựa: Tựa lưng thấp hỗ trợ vận động vai tay, phù hợp với người có thân vững, trong khi tựa lưng cao giúp giữ tư thế ổn định và hỗ trợ đầu cổ khi cần. Đai giữ ngực có thể bổ sung để tăng sự cố định. Tựa tay có thể cố định hoặc tháo lắp, thậm chí tích hợp bàn nhỏ. Tựa chân giúp giữ tư thế đúng cho gối và bàn chân, có thể xoay mở hoặc bổ sung miếng tách đùi để phòng ngừa khép háng.
- Bánh trước: Kích thước nhỏ, có khả năng xoay để điều hướng. Nếu bánh lớn hơn sẽ hỗ trợ di chuyển tốt hơn trên địa hình cộng đồng.
- Bánh sau: Kích thước lớn, giúp di chuyển chính, có thể sử dụng lốp hơi hoặc lốp đặc.
- Cơ chế di chuyển: Vành đẩy giúp người dùng tự di chuyển bằng tay, trong khi tay đẩy dành cho người khác hỗ trợ. Xe lắc sử dụng cơ chế kéo/đẩy tròn thay vì vành đẩy. Xe lăn điện chạy bằng pin hoặc ắc quy, điều khiển bằng tay, cằm hoặc công tắc, với xu hướng phát triển điều khiển bằng giọng nói trong tương lai.
- Hệ thống an toàn: Bao gồm phanh và khóa để giữ xe đứng yên khi cần, thanh chống ngã giúp bảo vệ phía trước hoặc sau. Thiết kế khung xe dài hơn giúp di chuyển ổn định hơn ngoài cộng đồng, trong khi khung ngắn hơn dễ xoay sở trong nhà nhưng có nguy cơ lật trên đường dốc.

Động Cơ xe lăn điện và bảng điều khiển
Động cơ là bộ phận cốt lõi trong hệ thống truyền động của xe lăn điện. Hầu hết các mẫu xe lăn hiện nay sử dụng động cơ DC (dòng điện một chiều) vì công nghệ đơn giản, dễ điều khiển và có thể hoạt động linh hoạt ở nhiều mức tốc độ khác nhau. Động cơ DC hỗ trợ các chức năng như: khởi động, dừng, lùi và phanh.
Trong số các loại động cơ DC, động cơ DC không chổi than (BLDC) được xem là cải tiến đáng kể so với động cơ DC truyền thống. Loại động cơ này loại bỏ cơ chế cổ góp cơ học và vòng trượt, thay vào đó sử dụng công tắc điện tử để kiểm soát chuyển động. Một số ưu điểm của động cơ BLDC bao gồm:
- Tạo ra mô-men xoắn lớn
- Độ bền cao, giảm kích thước và chi phí
- Hoạt động hiệu quả hơn so với động cơ DC thông thường
Có hai loại động cơ BLDC chính: động cơ có cảm biến và không cảm biến. Động cơ BLDC không cảm biến hoạt động dựa trên điện áp phản suất (EMF) để xác định vị trí của rôto thay vì dùng cảm biến vị trí. Điều này giúp giảm kích thước, chi phí và tăng độ tin cậy cho toàn bộ hệ thống.
Bảng điều khiển xe lăn điện là bộ phận giúp người dùng điều khiển và kiểm soát các chức năng của xe. Bảng điều khiển thường được đặt ở vị trí thuận tiện để người dùng dễ dàng thao tác, thường là ở tay vịn hoặc trước mặt người dùng.
>>>Xem thêm chi tiết: Xe lăn điện nhật bản
Công Nghệ Pin
Xe lăn điện thường sử dụng nguồn điện từ ắc quy sạc lại, với mức điện áp phổ biến là 12V hoặc 24V, dòng điện dao động từ 4A đến 8A. Hiện nay, có hai loại ắc quy chính được sử dụng:
- Ắc quy chì-axit (Ắc quy nước & Ắc quy khô)
- Pin lithium-ion (Li-ion)
Nhiều mẫu xe lăn điện được trang bị bộ sạc tích hợp, giúp người dùng có thể cắm trực tiếp vào nguồn điện tiêu chuẩn để sạc pin. Một số mẫu xe lăn di động hơn hoặc đời cũ hơn có thể đi kèm bộ sạc rời.

Ắc quy chì-axit được sử dụng rộng rãi do giá thành rẻ, công nghệ đã được kiểm chứng và tính ổn định cao. Tuy nhiên, chúng có một số hạn chế như:
- Trọng lượng lớn
- Hiệu suất thấp hơn pin Li-ion
- Thời gian sạc lâu hơn
- Tuổi thọ ngắn hơn
Trong khi đó, pin lithium-ion có nhiều ưu điểm vượt trội:
- Điện áp hoạt động cao (3.3V – 3.7V) → Hiệu suất năng lượng cao (trên 90%)
- Thời gian sạc ngắn hơn
- Tuổi thọ lên đến 2000 chu kỳ sạc-xả
- Trọng lượng nhẹ hơn đáng kể
Mặc dù pin Li-ion có hiệu suất vượt trội, nhưng rào cản lớn nhất khi áp dụng công nghệ này vào xe lăn điện là chi phí và vấn đề an toàn. Để cải thiện điều này, công nghệ LiFePO4 đã được phát triển, giúp giảm chi phí và tăng tính an toàn cho pin Li-ion.
Cơ chế điều khiển của xe lăn điện
Xe lăn điện sử dụng mạch đảo chiều cầu H MOSFET để điều khiển tốc độ và hướng di chuyển của động cơ, với dòng điện tối đa lên đến 23A. Cách điều khiển tốc độ của xe dựa trên nguyên tắc điều biến độ rộng xung (PWM). Cụ thể, mạch điều khiển trung tâm sử dụng vi điều khiển PIC-16F877A để tạo ra xung PWM, giúp điều chỉnh tốc độ xe linh hoạt.

Cách vận hành xe lăn điện:
- Bật nguồn dễ dàng: Xe có nút bấm bật nguồn nhanh chóng, sẵn sàng di chuyển ngay lập tức.
- Điều chỉnh tốc độ đơn giản: Chỉ cần đẩy bộ điều tốc về phía trước để tăng tốc, kéo về sau để giảm tốc.
- Điều hướng dễ dàng: Cần gạt giúp điều hướng xe, chỉ cần đẩy theo hướng mong muốn, xe sẽ tự động di chuyển theo.
- Phanh an toàn: Chỉ cần nhả cần gạt hoặc giữ nút phanh, xe sẽ dừng lại ngay lập tức.
- Một số xe lăn điện phục hồi chức năng được trang bị điều khiển bằng giọng nói, giúp người dùng thực hiện lệnh mà không cần thao tác tay.
- Một số mẫu xe còn tích hợp điều khiển không dây qua Bluetooth, cho phép vận hành xe từ smartphone hoặc máy tính bảng, mang lại sự tiện lợi tối đa.
>>>Xem thêm chi tiết: Cách sử dụng xe lăn
Địa chỉ cung cấp xe lăn điện chất lượng, uy tín
Công ty TNHH Ánh Dương Futune tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp xe lăn điện chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu di chuyển tiện lợi và an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi và những người cần hỗ trợ đặc biệt. Với sự uy tín, trách nhiệm và cam kết về chất lượng, chúng tôi mang đến những sản phẩm hiện đại, bền bỉ, tích hợp công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao trải nghiệm sử dụng.
- Sản phẩm chính hãng – Đảm bảo chất lượng
- Công nghệ hiện đại – Tiện lợi, dễ sử dụng
- Dịch vụ hậu mãi chuyên nghiệp – Bảo hành dài hạn
- Tư vấn tận tâm – Hỗ trợ khách hàng 24/7
Liên hệ ngay: 0869.41.81.83 để được tư vấn chi tiết hoặc đến địa chỉ 48/4d đường Nguyễn Hữu Cầu, ấp Mỹ Huề, Xã Trung Chánh, Huyện Hóc Môn để trải nghiệm và lựa chọn sản phẩm phù hợp.
>>>Xem thêm chi tiết: Thương hiệu xe lăn điện
Xe lăn điện là một phương tiện hỗ trợ di chuyển mà còn là người bạn đồng hành đáng tin cậy, giúp người già và người khuyết tật tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn và ý nghĩa hơn. Việc hiểu rõ cơ chế điều khiển và cấu tạo xe lăn điện sẽ giúp người dùng xử lý nhanh chóng các sự cố phát sinh khi sử dụng xe.